TIÊM TAN MỠ CÓ THẬT SỰ HIỆU QUẢ?

16/05/2022 - Tin Tức

TIÊM TAN MỠ CÓ THẬT SỰ HIỆU QUẢ?

Tiêm giảm béo, tiêm tan mỡ là cụm tử khá phổ biến khoảng vài năm đổ lại đây bởi nhiều lời quảng cáo về hiệu quả ngang phẫu thuật cắt bỏ mỡ thừa nhưng không xâm lấn nên rất nhiều khách hàng đã tìm đến phương pháp này với mong muốn giảm mỡ, giảm cân. Thế nhưng tiêm tan mỡ có thật sự hiệu quả hay bạn đang bị dắt mũi bởi quảng cáo?

TIÊM TAN MỠ CÓ THẬT SỰ HIỆU QUẢ?

TIÊM TAN MỠ CÓ THẬT SỰ HIỆU QUẢ?

Nguyên lí giảm mỡ của phương pháp Tiêm theo như quảng cáo: Thuốc sau khi tiêm có tác dụng chuyển hóa mỡ từ thể rắn sáng thể lỏng & được bài tiết qua đường mồ hôi, tiểu tiện, tiêu chảy mỡ.

Thế nhưng, thực tế thì bạn nên biết:

1. Việt Nam chưa cấp phép tiêm giảm béo cho bất kỳ thuốc nào. Thuốc tan mỡ như Lipostabil, Dermaheal LL, Liponsaure được lưu hành tại một số nước châu Âu để chữa thuyên tắc mạch máu phổi do mỡ, rối loạn lipid máu nhưng nhiều nghiên cứu khẳng định tính thiếu an toàn, thiếu hiệu quả của nó. Tháng 4/2010, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), Bộ Y tế các nước như Pháp, Anh, Đức, Bỉ, Italy, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Đan Mạch, Australia… cảnh báo và cấm sử dụng Lipostabil với mục đích làm tan mỡ. Theo FDA, mọi hành vi quảng cáo, mua bán, lưu hành Lipostabil trên lãnh thổ Mỹ đều bị coi là chống lại luật pháp nước này (Theo VnExpress)

2. Thực chất, mỡ trong cơ thể chúng ta tồn tại dưới dạng đặc, khi được tiêm tan mỡ sẽ chuyển sang thể lỏng mà sự thật thì thận, gan không hề có chức năng bài tiết mỡ.

Về trường hợp tiêu chảy “mỡ” là do cơ thể bạn đang chịu tác động, đối mặt với nhiễm độc. Cơ thể đang đào thải độc tố, không phải là mỡ.

Thông thường, sau mỗi lần tiêm tan mỡ, các chị em sẽ được hướng dẫn sử dụng một số loại thuốc “chức năng” đi kèm, theo tìm hiểu đơn thuần là một số loại thuốc gây mất nước, nghĩa là làm tăng cường khả năng bài tiết nước trong cơ thể, nhuận tràng, lợi tiểu.

TIÊM TAN MỠ CÓ THẬT SỰ HIỆU QUẢ?

TIÊM TAN MỠ CÓ THẬT SỰ HIỆU QUẢ?

Điều này lý giải vì sao hầu hết các chị em thực hiện tiêm tan mỡ đều cho rằng: cơ thể có nhỏ hơn, mỡ giảm, cân nặng giảm. Cùng lúc đó thì cơ thể cũng xuất hiện tình trạng mệt mỏi, mất sức (theo BS Lương Ngọc)

3. Bác sĩ Trần Nguyên Giáp, giảng viên bộ môn Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, khuyến khích mọi người tăng cường vận động và thay đổi chế độ ăn. Sau khi giảm cân, phần da dư thừa có thể can thiệp phẫu thuật bởi những bác sĩ uy tín, có chứng chỉ hành nghề, tại những cơ sở được cấp phép.

Người có nhu cầu can thiệp giảm béo, giảm lượng mỡ để thay đổi vóc dáng, phải được thăm khám trực tiếp bởi bác sĩ thẩm mỹ để bác sĩ tư vấn, đưa ra những lựa chọn phù hợp. Chẳng hạn, với những mỡ nọng cằm nhỏ, có thể điều trị thẩm mỹ nội khoa, hủy mỡ bằng máy móc như máy Hifu (sóng siêu âm hội tụ), máy giảm mỡ bằng quang nhiệt… Riêng những vùng mỡ lớn như bụng, mông, đùi, phải phẫu thuật hút mỡ, với liều lượng không vượt quá 10% trọng lượng cơ thể, tối đa hút 5-6 lít mỡ lẫn dịch.

Hi vọng với thông tin Shi cập nhật, bạn có thể có cái nhìn khách quan hơn về dịch vụ này, tránh tiền mất tật mang mà không đạt được hiệu quả mong muốn!